Rèn luyện kỹ năng sống

Tục ngữ có câu “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” , “ Học đi đôi với hành “. Như vậy từ xa xưa hình thành kỹ năng sống cho con em trong lứa tuổi thanh thiếu niên đang là vấn đề đã được chú ý. Khi một đứa trẻ sinh ra và đến tuổi đến trường, sự giáo dục rèn luyện của cha mẹ là nền tảng quan trọng. Nếu đứa trẻ được rèn luyện tính độc lập trong cuộc sống hàng ngày từ những việc nhỏ nhất trong sinh hoạt như ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. Hay dạy cho bé biết yêu thương những người thân trong gia đình, biết chào hỏi, biết xin lỗi, cám ơn, kính trên , nhừng dưới…Những điều đó là tiền đề để các em bước vào mái trường kiến thức dễ dàng thích ứng với môi trường mới, không phải sống trong vòng tay yêu thương chăm sóc của cha mẹ  xa mái ấm gia đình nhỏ, mà là một gia đình lớn nơi đó có thầy cô dạy các em về kiến thức, dỗ các em khi các em buồn, có lỗi . Tuy vậy  việc đào tạo kỹ năng sống còn thông qua các môn học  trong chương trình như Ngữ văn, Toán, Vật lý… hay các môn giáo dục thể chất, nghệ thuật, giáo dục an ninh quốc phòng thực ra chỉ là lí thuyết mà thôi “ Mọi lí thuyết đều màu xám  chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” ( Goethe ).  Ở một nền giáo dục bị sai lệch, sẽ tạo ra những lớp người học vẹt chỉ tin vào những thứ họ được học, được dạy. và nguy hại hơn nữa khi họ máy móc áp dụng lý thuyết giáo điều hạn hẹp của mình vào thực tiễn đời sống xã hội, góp phần làm xã hội suy thoái. Rõ ràng chỉ có thái độ chủ động đón nhận sự khác biệt trong quan điểm, và luôn biết lấy thực tiễn làm thước đo để điều chỉnh nhận thức, mới là hành xử đúng đắn trong cuộc sống này! Theo một kết quả khảo sát cho thấy có tới 73% số HS rất thích học ngoại khóa về kỹ năng sống do nhà trường hoặc đoàn phường tổ chức. Sự cần thiết của việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh, đã được nhấn mạnh từ lâu. Nhiều gia đình cũng quan tâm con em mình bổ sung thêm những gì thiếu hụt mà cuộc sống trong gia đình  chưa đề cập đến.  Trong  những năm vừa qua trường Đăng Khoa đã chú ý đến rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh Cấp 2,3. Từ những buổi ngoại khóa theo chủ đề  : Hình ảnh người phụ nữ trong thơ ca giáo dục các em biết trân trọng người mẹ, chị, em , cô giáo” người mẹ thứ hai “ của các em. Những buổi nói về chuyên đề kĩ năng sống  của  cô Tô Nhi A Thạc sĩ tâm lí đã hướng phần nào nhắc nhở, giáo dục, răn dạy hậu thế, và đặc biệt cảnh tỉnh cho các em thông qua những bài học đó. Đặc biệt những hoạt động trải nghiệm trong Chương trình mới, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ dạy học trên lớp ngày càng phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động :  Từ những chuyến đi trong ngày  tham quan Bến Cảng Nhà rồng, Dinh Thống Nhất, Phòng trưng bày “Chiến tích chiến tranh” giúp các em hiểu hêm về đất nước , con người Việt Nam, có ý thức hơn với trách nhiệm của một người công dân, hơn nữa có nhận thức về bản thân với cộng đồng trong Đại dịch Covid hiện nay. Những chuyến đi dài ngày ở Phan Thiết, Đà Lạt đã giúp các em biết sống vì tập thể, thương yêu bạn bè, quí trọng thầy cô hơn. Từ những trải nghiệm thực tế phải làm sao khi các em đi, hiểu và có thể ứng xử linh hoạt ở mọi tình huống, và là bài học , là hành trang vững chắc  khi các em bước vào đời.

CÔ LÊ THANH XUÂN – TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN NGỮ VĂN